Giới Thiệu
Good Subs Good Anime (GSGA Vietsub) - Anime hay, phụ đề cũng phải tốt.
Phụ đề Tiếng Việt cho một vài
bộ Anime được cho là hay
.
Đạo diễn Alfred Hitchcock từng nói thế này:
A book is translated — how well do we know, I don’t know. The risk is, in translating even a film — what they call “dubbing”, you know — is that there’s liable to be a loss…
Khi dịch một cuốn sách, đâu thể biết được nó được dịch tốt hay dịch dở. Phim cũng vậy, khi dịch một bộ phim, thứ mà người ta vẫn gọi là “lồng tiếng”, bạn biết đấy, khả năng bị thiếu hụt hàm ý là có…
Cái gọi là thiếu hụt hàm ý
này, chính là tôn chỉ của nhóm khi dịch một bộ phim, hay ở đây là anime, nhóm sẽ cố dịch để làm sao sát ý
nhất có thể dựa theo khả năng của mình.
Vậy có những tiêu chí
nào để đảm bảo được sát ý
, xin mời xuống mục tiếp theo.
Tiêu Chí
Hàm ý của câu thoại
-
Ý hiểu
- Họ nói sao mình dịch vậy, sát được từ, sát được ngữ pháp nữa thì càng tốt.
- Đảm bảo câu cú dễ hiểu, không cố đấm ăn xôi dịch kiểu chả ai hiểu.
- Đảm bảo tính nhất quán, ví dụ như các câu cửa miệng của nhân vật, hay các từ/câu chủ chốt được dùng nhiều lần.
- Thoại bình thường, dịch bình thường. Thoại hoa mỹ, dịch hoa mỹ. Thoại tục ngữ thành ngữ, dịch thành ngữ tục ngữ, Thoại thơ, dịch thơ… Tất nhiên, cũng không nên cố đấm ăn xôi, hãy tùy cơ ứng biến.
- . . .
-
Sắc thái (đây là điểm mà người dịch thường nhầm lẫn)
- Không nên dựa toàn bộ vào ngữ cảnh để đoán sắc thái… Ví dụ, nhân vật dùng từ lịch sự với giọng quát tháo, dịch cũng phải lịch sự. Ngược lại cũng vậy.
- Không nên dựa toàn bộ vào tính cách của nhân vật để lựa chọn từ.
- Nói chung, bản thân từ ngữ có sắc thái riêng của nó, nên cân nhắc để dịch phù hợp.
- . . .
-
Ngắt nghỉ
- Dịch anime, tức là dịch từ Tiếng Nhật, xét về văn phong thông thường, Tiếng Nhật có hơi ngược lại so với Tiếng Việt ta một chút. Tiếng Nhật đảo đối tượng lên trước, động từ xuống cuối. Nôm na là như này:
- Tiếng Việt: Tớ đang viết phần giới thiệu.
- Tiếng Nhật: Tớ phần giới thiệu đang viết.
- Nếu câu thoại ngắt ở chỗ Tớ phần giới thiệu—đang viết, thì không nên dịch thành Tớ đang viết—phần giới thiệu, mà hãy biến tấu đi kiểu Phần giới thiệu tớ—đang viết
- Tất nhiên, cũng không nên quá gò bó, được thì được, không được thì thôi.
- Đại ý là cố dịch đúng theo ngắt nghỉ.
- Dịch anime, tức là dịch từ Tiếng Nhật, xét về văn phong thông thường, Tiếng Nhật có hơi ngược lại so với Tiếng Việt ta một chút. Tiếng Nhật đảo đối tượng lên trước, động từ xuống cuối. Nôm na là như này:
Editing
- Nên giữ CPS từ 25 đổ xuống. (characters per second, số ký tự trên một giây)
- Không bao giờ nhiều hơn 2 dòng.
- Ngắt dòng theo ý.
- Độ dài 2 dòng không nên quá chênh lệch nhau.
- Nếu nhân vật không ngắt nghỉ, nên giữ lại câu trọn vẹn thay vì tách câu, dù cho nó có hơi dài.
- Tùy biến vị trí của thoại, không nhất thiết phải là chính giữa, nên tránh làm che chi tiết quan trọng, nhưng cũng đừng lố quá (chỉ áp dụng cho file .ass)
- Dùng font san-serif, nét đậm vừa đủ, màu trắng viền đen, viền đủ nhìn.
- Cuối cùng, không có nguyên tắc nào là bất di bất dịch, sẽ có những ngoại lệ.
Typesetting
Xét ở cộng đồng VN, không thiếu những nhóm hay cá nhân dịch tốt, đảm bảo được những tiêu chí ở trên, thậm chí còn hơn. Và cũng không thiếu những bên dịch cẩu thả. Nhưng điểm chung là đều ít quan tâm tới Typesetting (ai chưa biết Typesetting trong làm sub là gì thì ấn vô).
Một phần bởi Typesetting là công việc đã khó còn cực, thậm chí có phần buồn chán đối với nhiều người, đã vậy khi làm xong người xem phổ thông còn chẳng thèm để ý tới.
Tuy nhiên, để hạn chế thiếu hụt hàm ý
, nhóm sẽ chú trọng tới phần này, cố làm sao cho thuận mắt, giống trong phim nhất, thay vì chỉ đơn giản \an8
.
Timing
Timing quan trọng hơn nhiều người vẫn tưởng.
Về cơ bản chỉ cần timing sao cho trước khi nói ~0,3s và sau khi nói ~0,5s. Nhưng thực ra, nên tùy vào trường hợp mà căn timing theo keyframe, đặc biệt với anime, khi thường xuyên chứng kiến việc cắt cảnh cùng lúc với kết thúc câu thoại.
Và một khi bắt timing theo keyframe trong những trường hợp đó, sẽ cải thiện tương đối trải nghiệm xem phim, vì hạn chế được hiện tượng cấn thoại.
Cấn thoại trong Film Editing được gọi là L-Cut, J-Cut, cái này còn hay… chứ cấn thoại trong phụ đề thì nhức con mắt lắm.